Tổng quan Triều_đại_Trung_Quốc

Chuyển giao triều đại

Sự chuyển giao triều đại trong lịch sử Trung Quốc xảy ra chủ yếu thông qua hai cách: chinh phục quân sự và chiếm ngôi [6]. Việc thay thế nhà Liêu bởi nhà Kim đã được tiến hành sau một loạt các chiến dịch quân sự thành công, cũng như sự thống nhất của Trung Quốc dưới thời nhà Nguyên; mặt khác, sự chuyển đổi từ Đông Hán sang Tào Ngụy, cũng như từ Nam Tề sang nhà Lương, là những trường hợp chiếm ngôi.

Có thể suy luận một cách không chính xác khi thông qua mốc thời gian lịch sử để cho rằng sự chuyển giao giữa các triều đại xảy ra đột ngột và thô bạo. Đúng ra, các triều đại mới thường được thiết lập trước khi lật đổ hoàn toàn chế độ hiện có [7]. Ví dụ, năm 1644 thường được trích dẫn là năm mà nhà Thanh thay nhà Minh sở hữu Thiên mệnh. Thật ra, nhà Thanh đã được Hoàng Thái Cực chính thức thành lập vào năm 1636 thông qua việc đổi tên nước Hậu Kim do cha ông là Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập vào năm 1616, trong khi hoàng tộc nhà Minh vẫn cai trị Nam Minh cho đến năm 1662 [8][9]. Vương quốc Đông Ninh trung thành với nhà Minh với trụ sở ở đảo Đài Loan tiếp tục chống lại nhà Thanh cho đến năm 1683 [10]. Trong khi đó, các phe phái khác cũng đấu tranh nhằm dành quyền kiểm soát Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi Ming-Thanh, đáng chú ý nhất là Đại Thuận và Đại Tây do Lý Tự ThànhTrương Hiến Trung thành lập [11][12][13]. Sự thay đổi nhà cầm quyền này là một vấn đề phức tạp và kéo dài, và nhà Thanh phải mất gần hai thập kỷ để mở rộng sự cai trị của họ đối với toàn bộ Trung Quốc.

Tương tự, trong quá trình chuyển đổi Tùy-Đưởng trước đó, nhiều chính quyền được thành lập bởi các lực lượng khởi nghĩa đã tranh giành quyền kiểm soát và tính hợp pháp khi sức mạnh của nhà Tùy cầm quyền trở nên suy yếu. Các chế độ tự trị tồn tại trong giai đoạn biến động này bao gồm, nhưng không giới hạn là, Ngụy (Lý Mật), Tần (Tiết Cử), Tề (Cao Đàm Thành), Hứa (Vũ Văn Hóa Cập), Lương (Thẩm Pháp Hưng), Lương (Lương Sư Đô), Hạ (Đậu Kiến Đức), Trịnh (Vương Thế Sung), Sở (Chu Xán), Sở (Lâm Sĩ Hoằng), Yên (Cao Khai Đạo) và Tống (Phụ Công Thạch). Nhà Đường thay thế nhà Tùy đã phát động một chiến dịch quân sự kéo dài một thập kỷ để thống nhất Trung Quốc [14].

Theo truyền thống viết sử Trung Quốc, mỗi triều đại mới sẽ viết về lịch sử của triều đại trước, với đỉnh cao là Nhị thập tứ sử [15]. Truyền thống này vẫn được duy trì ngay cả sau khi Cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh nhằm thiết lập một nền cộng hòa. Tuy nhiên, nỗ lực của phía Cộng hòa trong việc phác thảo lịch sử nhà Thanh đã bị gián đoạn bởi Nội chiến Trung Quốc, dẫn đến sự chia rẽ chính trị của Trung Quốc thành hai nước là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên Trung Quốc đại lụcTrung Hoa Dân QuốcĐài Loan [16][17].

Sự phân mảnh chính trị và tính hợp pháp

Trung Quốc thường hay bị chia cắt trong nhiều thời kỳ lịch sử, với các khu vực khác nhau được cai trị bởi các triều đại khác nhau. Ví dụ về sự phân chia như vậy bao gồm Tam Quốc, Ngũ Hồ thập lục quốc, Nam-Bắc triềuNgũ Đại Thập Quốc.

Mối quan hệ giữa các triều đại Trung Quốc trong thời kỳ chia cắt thường xoay quanh tính hợp pháp chính trị, được rút ra từ học thuyết Thiên mệnh [18]. Triều đại được cai trị bởi người Hán sẽ tuyên bố các triều đại đối thủ được thành lập bởi các dân tộc khác là bất hợp pháp, thường được biện minh dựa trên khái niệm Hoa Di phân biệt. Mặt khác, nhiều triều đại có nguồn gốc không phải của người Hán coi bản thân họ là triều đại hợp pháp của Trung Quốc và là người thừa kế thực sự của văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Theo truyền thống, chỉ có các chính quyền được coi là"hợp pháp"hoặc"chính thống"(正統; zhèngtǒng) mới được gọi là cháo (朝; nghĩa đen"triều đại"); chính quyền"bất hợp pháp"được gọi là guó (國; thường được dịch là"nhà nước"hoặc"vương quốc"[lower-alpha 2])), ngay cả khi các chính quyền đó về mặc cơ bản là một triều đại [19]. Tình trạng hợp pháp chính trị của một số các triều đại này vẫn còn gây tranh cãi giữa các học giả hiện đại.

Tranh chấp về sự hợp pháp như vậy đã tồn tại trong các giai đoạn sau:

  • Tam Quốc[20]
  • Đông Tấn và Thập lục quốc [22]
    • Đông Tấn tự xưng là chính thống.
    • Một số nước tronh mười sáu vương quốc như Hán Triệu, Hậu TriệuTiền Tần cũng tuyên bố triều đại của họ là chính thống.
  • Nam và Bắc triều[23]
    • Tất cả các triều đại trong thời kỳ này đều coi mình là đại diện hợp pháp của Trung Quốc; các triều đại miền Bắc gọi các đối thủ phía nam của họ là dǎoyí (島夷; đảo di nghĩa là"mọi đảo") trong khi các triều đại miền Nam gọi các nước láng giềng phía bắc của họ là suǒlǔ (索虜; tác lỗ nghĩa là"giặc có bím tóc") [24][25]
  • Liêu, TốngKim [26]
    • Sau khi tiêu diệt Hậu Tấn, nhà Liêu đã tuyên bố tính chính thống và thừa kể [27]
    • Cả Bắc TốngNam Tống đều tự coi họ là triều đại chính thống của Trung Quốc.
    • Nhà Kim thách thức tính chính thống của nhà Tống.
    • Nhà Nguyên công nhận cả ba triều đại nói trên cùng với Tây Liêu là các triều đại chính thống của Trung Quốc, dẫn đến việc biên soạn các sách Liêu sử, Tống sửKim sử [28][29][30].
  • Nhà MinhBắc Nguyên[31]
    • Nhà Minh công nhận nhà Nguyên trước đó là một triều đại chính thống của Trung Quốc, nhưng khẳng định rằng họ đã thành công trong việc giành lấy Thiên mệnh từ tay nhà Nguyên, do đó coi Bắc Nguyên là không chính thống.
    • Các nhà cai trị Bắc Nguyên tiếp tục dùng quốc hiệu"Đại Nguyên"và vẫn sử dụng đế hiệu Trung Hoa cho đến năm 1388; đế hiệu Trung Hoa cũng được sử dụng lại trong một số lần sau đó trong thời gian ngắn.
    • Nhà sử học người Mông Cổ là Rashipunug lập luận rằng Bắc Nguyên đã kế thừa tính chính thống từ nhà Nguyên; nhà Thanh, sau này đã đánh bại và sáp nhập Bắc Nguyên, đã kế thừa tính chính thống này, do đó coi nhà Minh là không chính thống [28]
  • Thanh và Nam Minh [32]
    • Nhà Thanh công nhận nhà Minh trước đó là chính thống, nhưng khẳng định rằng họ đã thành công trong việc giành lấy Thiên mệnh từ tay nhà nhà Minh, do đó bác bỏ tính chính thống được tuyên bố của Nam Minh.
    • Nam Minh vẫn tiếp tục tuyên bố mình là chính thống cho đến khi họ bị nhà Thanh đánh bại.
    • Vương quốc Đông Ninh trung thành với nhà Minh ở Đài Loan vẫn gọi triều đại nhà Thanh là không chính thống
    • Nhà Triều Tiênbán đảo Triều Tiênnhà Hậu Lê của Việt Nam ở những thời điểm khác nhau cũng coi Nam Minh, thay vì nhà Thanh, là chính thống[33][34].

Trong khi các giai đoạn chia cắt thường dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt giữa các quan chức và nhà sử học về việc triều đại nào có thể và nên được coi là chính thống, thì nhà chính khách Âu Dương Tu thời Bắc Tống cho rằng sự chính thống tồn tại trong tình trạng lấp lửng trong thời kỳ phân chia và được phục hồi trong thời kỳ thống nhất [35]. Theo quan điểm này, nhà Tống sở hữu tính chính thống nhờ khả năng chấm dứt thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc mặc dù đã không kế thừa tính chính thống từ thời Hậu Chu. Do vậy, Âu Dương Tu coi khái niệm chính thống đã bị lãng quên trong thời Tam Quốc, Ngũ Hồ thập lục quốc, và thời kỳ Nam Bắc triều [34].

Những tranh chấp về tính chính thống trong lịch sử này tương tự như sự tranh cãi ở hiện đại về tính hợp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có trụ sở tại Bắc Kinh và Cộng hòa Trung hoa có trụ sở tại Đài Bắc. Cả hai chính quyền đều tuân thủ chính sách Một Trung Quốc và tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của toàn Trung Quốc [36].

Các dạng triều đại

Triều đại Trung Nguyên

Vùng Trung Nguyên là một khu vực rộng lớn ở hạ lưu sông Hoàng Hà, vốn là nơi hình thành nên cái nôi của nền văn minh Trung Quốc."Vương triều Trung Nguyên"(中原王朝; Zhōngyuán wángcháo) dùng để chỉ các triều đại của Trung Quốc có thủ đô nằm trong vùng đồng bằng Trung Nguyên [37]. Nó có thể bao gồm cả triều đại của cả người Hán lẫn phi Hán (ví dụ: nhà Kim, nhà Nguyên), hoặc chỉ giới hạn trong các triều đại được thành lập bởi người Hán với yếu tố cốt lõi là văn hóa Trung Nguyên (ví dụ, nhà Tần, nhà Đường).

Triều đại thống nhất

"Vương triều thống nhất"(大一統王朝; dàyītǒng wángcháo) dùng để chỉ các triều đại của Trung Quốc, bất kể nguồn gốc dân tộc của họ, đã thống nhất được Trung Quốc bản thổ."Trung Quốc bản thổ"là một khu vực thường được coi là trung tâm truyền thống của người Hán, không giống với thuật ngữ"Trung Quốc". Các triều đại hoàng gia thống nhất được Trung Quốc bản thổ có thể được gọi là"Đế quốc Trung Hoa"(中華帝國; Zhōnghuá Dìguó) [38][39].

Các nhà sử học thường coi các triều đại sau đây đã thống nhất được khu vực này: Tần, Tây Hán, Tân, Động Hán, Tây Tấn, Tùy, Đường, Bắc Tống, Nguyên, MinhThanh [40]. Tình trạng của Bắc Tống là một triều đại thống nhất đang gây nên một sự tranh cãi giữa các nhà sử học, vì nhà Liêu cùng thời chiếm đóng Yên Vân thập lục châu trong khi Tây Hạ nắm quyền kiểm soát Hà Sáo; Theo nghĩa này, Bắc Tống đã không thực sự đạt được sự thống nhất Trung Quốc [40][41]

Triều đại chinh phục

"Vương triều chinh phục"(征服王朝; zhēngfú wángcháo) được đặt ra bởi nhà sử học và Hán học Karl August Wittfogel, dùng để chỉ các triều đại của Trung Quốc được thành lập bởi các dân tộc phi Hán, cai trị một bộ phận hoặc toàn bộ Trung Quốc (ví dụ, Bắc Ngụy, nhà Thanh) [42]. Khái niệm này là nguồn tranh cãi giữa các học giả vốn tin rằng lịch sử Trung Quốc nên được phân tích và hiểu từ góc độ đa sắc tộc và đa văn hóa [43].

Cách gọi tên

Tên chính thức của triều đại

Theo thông lệ, các quân chủ Trung Quốc sẽ tạo ra một tên chính thức cho vương quốc, được gọi là guóhào (國號; nghĩa là"quốc hiệu"), khi thành lập triều đại [7][44]. Trong thời kỳ trị vì của một triều đại, quốc hiệu có chức năng là tên chính thức của nhà nước, kể cả trong nội bộ và cho các mục đích ngoại giao.

Có những trường hợp quốc hiệu đã được thay đổi trong thời gian cai trị của một triều đại. Ví dụ, triều đại được gọi là Nam Hán (南漢) ban đầu sử dụng tên"Đại Việt"(大越), sau đó được đổi tên thành"Hán"(漢) [45].

Tên chính thức của các triều đại Trung Quốc thường được lấy từ một trong các nguồn sau:

  • tên của bộ lạc cầm quyền hoặc liên minh bộ lạc[46][47].
    • ví dụ: nhà Hạ lấy tên từ giai cấp thống trị của họ, liên minh bộ lạc Hạ[46].
  • danh hiệu quý tộc được nắm giữ bởi người sáng lập vương triều trước khi thành lập triều đại[46][47].
  • tên của một quốc gia trong lịch sử có cùng vị trí địa lý với triều đại mới[47][49].
  • tên của một triều đại trước mà triều đại mới tuyên bố là thuộc cùng dòng dõi hoặc kế thừa, ngay cả khi mối liên kết gia tộc đó vẫn còn chưa được xác thực[47]
  • một thuật ngữ có ý nghĩa tốt lành hoặc quan trọng [46][47].
    • ví dụ: nhà Nguyên có tên gọi chính thức là"Đại Nguyên", lấy từ chữ"Nguyên"ở câu"dà zāi Qián Yuán"(大哉乾元; Đại tai càn nguyên) của"Kinh Dịch"[51].

Quốc hiệu chính thức của một số triều đại mang chữ dà (大;"đại"). Sách Dũng Tràng Tiểu Phẩm của nhà sừ học thời nhà MinhChu Việt Trinh tuyên bố rằng triều đại đầu tiên làm như vậy là nhà Nguyên [52][53]. Tuy nhiên, một số nguồn sử liệu khác như Liêu sửKim sử do nhà sử học thời nhà Nguyên là Thoát Thoát biên soạn đã tiết lộ rằng quốc hiệu chính thức của một số triều đại trước đó như LiêuKim cũng dùng chữ"đại"[54][55]. Phần lớn các quan chức, thần dân hoặc quốc gia chư hầu của một triều đại cụ thể đều dùng chữ"đại"(hoặc một thuật ngữ tương đương trong ngôn ngữ khác) khi đề cập đến triều đại này như một hình thức tôn trọng, ngay cả khi tên gọi chính thức của triều đại không bao gồm chữ này [53]. Chẳng hạn, Nhật Bản thư kỷ gọi nhà Đường là"Ōkara"(大唐;"Đại Đường") mặc dù quốc hiệu của nó chỉ đơn giản là"Đường".

Việc áp dụng quốc hiệu, cũng như tầm quan trọng của nó, được sử dụng khá phổ biến trong vùng văn hóa Đông Á. Đáng chú ý nhất là các nhà cai trị của Việt Nam và Triều Tiên cũng tuyên bố quốc hiệu cho vương quốc của họ.

Tên triều đại theo mốc thời gian

Trong lịch sử Trung Quốc, các nhà sử học thường không đề cập đến các triều đại bằng tên chính thức của chúng. Thay vào đó, tên lịch sử, thường được bắt nguồn từ quốc hiệu, được sử dụng. Ví dụ, nhà Tùy (隋朝) được biết đến như vậy bởi vì tên chính thức của nó là"Tùy"(隋). Tương tự như vậy, tên chính thức của nhà Tần (金朝) là"Đại Tần"(大金).

Khi có nhiều hơn một triều đại cùng dùng một chữ Hán làm tên chính thức, thường thấy trong lịch sử Trung Quốc, ngoại động từ được các nhà sử học áp dụng lên tên của triều đại để phân biệt giữa các chính quyền có tên tương tự[7][56]. Ngoại động từ thường được sử dụng là:

Một triều đại có thể được gọi bằng nhiều tện gọi khác nhau trong lịch sử Trung Quốc, mặc dù một số được sử dụng rộng rãi hơn. Chẳng hạn, Lưu Tống (劉宋) còn được gọi là"Tiền Tống"(前宋), và Ngô (楊吳) cũng được gọi là"Nam Ngô"(南吳).

Các học giả thường phân chia lịch sử cho các triều đại có sự cai trị bị gián đoạn. Chẳng hạn, nhà Tống được chia thành Bắc TốngNam Tống, với Sự kiện Tĩnh Khang là mốc phân chia; nhà"Tống"gốc do Tống Thái Tổ sáng lập do đó được phân biệt với nhà"Tống"được phục hồi dưới thời Tống Cao Tông. Trong những trường hợp như vậy, chính quyền đã sụp đổ, chỉ được thiết lập lại; do đó, một sự phân biệt giữa chính quyền gốc và chính quyền mới là cần thiết cho mục đích viết sử. Ngoại lệ chính đối với thực tiễn lịch sử này bao gồm Tây Tầnnhà Đường, bị gián đoạn bởi Hậu Tần và Võ Chu.

Trong các nguồn sử liệu của Trung Quốc, thuật ngữ triều đại (朝; cháo) thường được bỏ qua khi đề cập đến các triều đại có ngoại động từ trong tên lịch sử của họ. Cách viết như vậy đôi khi được áp dụng trong tiếng Anh, mặc dù việc bao gồm từ"triều đại"cũng được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm học thuật tiếng Anh. Ví dụ, Bắc Chu đôi khi cũng được gọi là"nhà Bắc Chu"[57]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Triều_đại_Trung_Quốc http://www.8794.cn/lishi/shijian/55356.html http://www.iqh.net.cn/info.asp?column_id=478 http://www.360doc.com/content/19/1105/08/60669552_... http://news.ifeng.com/history/1/200709/0929_335_24... http://www.todayonhistory.com/people/201910/36697.... http://www.xinhuanet.com/local/2017-01/04/c_129431... http://www.chinapost.com.tw/commentary/the-china-p... http://ccs.ncl.edu.tw/newsletter_84/016_027.pdf https://kknews.cc/history/2vj832e.html https://kknews.cc/history/bb4gb6.html